Phần 8: Giảng Viên Nội Bộ 3C – Nghề Trainer

Khi mình mới bước vào nghề đào tạo, trên lớp trainer, thuật ngữ “Lấy học viên làm trọng tâm” được nghe đi nghe lại khá nhiều lần.
Sau này mình cũng dùng thuật ngữ này để mở đầu cho lớp giảng viên nội bộ chuyên nghiệp 3C.
Ở 1 lớp học nọ có anh học viên đã hỏi mình câu này, nếu anh đã nói lấy học viên làm trọng tâm thì tại sao những gì anh dạy lại là những thứ mà nó không xuất phát từ phía học viên như tui? mà có vẻ như những gì anh đang dạy là do anh mang tới. Và hơn thế nữa, tui đâu có muốn đến lớp này đâu vậy, tui không muốn làm giảng viên.
Vậy lấy học viên làm trọng tâm là lấy chỗ nào?
Khi nghe câu hỏi này thì mình cũng ngớ người ra. Trước tới giờ chính mình cũng chưa từng suy nghĩ 1 cách sâu sắc lấy học viên làm trọng tâm nghĩa là sao. Mình cũng đã về mở tài liệu ra để xem tài liệu đã học trước đây thì thấy giải thích chung chung.
Nhưng rõ ràng lấy học viên làm trọng tâm đã trở thành xu hướng bao năm qua trong nghề đào tạo nói riêng và mảng giáo dục nói chung.
Lấy học viên làm trọng tâm
Lấy học viên làm trọng tâm
Có những nghiên cứu mang tính khoa học của các tiến sĩ trong công cuộc cải cách phương pháp giảng dạy.
Khi xác định mục tiêu đào tạo, phải dựa trên nhu cầu đào tạo là gì? Từ nhu cầu của doanh nghiệp/kinh doanh, nhu cầu của công việc, và sau đó mới nói tới nhu cầu của người học. Nó có ít nhất là ba cấp độ nhu cầu như vậy.
Nói chung thì nhu cầu là năng lực nào cần học để đáp ứng yêu cầu công việc, hoàn thành được kết quả doanh nghiệp mong muốn.
Vậy thì, không phải lấy học viên làm trọng tâm mà chính xác là lấy nhu cầu làm trọng tâm.
1 bài giảng giúp trang bị năng lực cho người học để làm được việc, đạt kết quả.
Khi người học chưa nhận ra nhu cầu học thì họ vẫn phải tiếp nhận. Tất cả những chuyên môn nghiệp vụ chưa từng làm đến nhưng ở đây công ty này công việc này yêu cầu thì anh phải học. Anh không học anh không làm được. Anh là người học trưởng thành nhưng không có quyền lựa chọn học cái gì và không học cái gì ở đây.
Vậy thì quay lại câu chuyện tổ chức đào tạo trong doanh nghiệp hiện nay có xuất phát từ nhu cầu học hay không?
Nếu lấy nhu cầu làm trọng tâm thì bài toán đặt ra là phải làm rõ nhu cầu và đây cũng chính là gốc rễ của quá trình đánh giá hiệu quả đào tạo về sau. Câu chuyện này mình sẽ đề cập đến ở những bài sau.
Tác giả: Đỗ Xuân Hoà

Share:

Bài viết liên quan

Leave A Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chúng ta đều trải qua những thời điểm khó khăn, mắc sai lầm, hoặc đôi khi nói những điều không...
  • Blog
  • 9 August, 2024
Động Lực Là Gì? Động lực là lý do tại sao một người làm điều gì đó. Nó là động...
  • Blog
  • 15 July, 2024
Thông Minh Cảm Xúc Là Gì? Có lẽ tất cả chúng ta đều biết có những người, trong công việc...
  • Blog
  • 14 July, 2024