Phần 4: Giảng Viên Nội Bộ 3C – Nghề Trainer

Hình thức đào tạo
Trước đây mình đã áp dụng phối hợp cả 2 hình thức đào tạo.
Một vài chức danh thì xây dựng chương trình chuẩn và bắt buộc.
Còn lại sẽ áp dụng theo mô hình cung cầu.
Với mô hình cung cầu thì mình thấy rõ ràng những đơn vị nào được sự quan tâm của người đứng đầu thì họ trực tiếp đặt hàng các khóa đào tạo cho họ. Thậm chí có đơn vị còn sẵn sàng chi tiền ra. Họ nói “Hòa, em chỉ cần tổ chức cho anh, không cần hạch toán ngân sách về trung tâm đào tạo, tụi anh lo được.”
Những người này cũng thường trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế và tổ chức khóa đào tạo.
Họ cũng xuất hiện tại lớp học để phát biểu, có người còn trực tiếp quan sát trong suốt quá trình lớp học diễn ra, đặc biệt họ chịu khó vận hành tiếp các giai đoạn sau khoa học tại đơn vị.
Nếu bạn làm L&D (Learning and Development) mà kêu đo lường theo Kirkpatrick khó thì đúng, thậm chí không đo được, mà có đo thì chưa chắc là đang đo cái gì đó thực.
Chỉ có áp dụng đào tạo theo cung cầu như vậy may ra mới có cơ hội có kết quả thật để mà đo.
Thực ra, nói nghe hoành tráng vậy thôi.
Số người đứng đầu đơn vị đặt hàng đào tạo theo nhu cầu rất hiếm.
Vậy tại sao họ ít đặt hàng? Tại sao nhân viên của họ đi học đối phó và không thấy hiệu quả, nhưng họ không phản ánh?
Mình hay hỏi học viên là sao các bạn không ý kiến lên sếp, để sếp về họp giao ban với ban điều hành thì phản ánh lại. Chí ít thì ông giám đốc kinh doanh mà email cho trung tâm đào tạo thôi thì trung tâm đào tạo đã phải quýnh đít lên rồi.
Học viên chỉ cười.
Có thể là, người đứng đầu các đơn vị
1. Chả quan tâm. Rảnh thì đi học cho đúng quy định, bận chạy số thì cứ lo số trước, học để sau. Số mà đạt thì anh đây bảo kê cho tụi mày hết chẳng chết thằng nào.
2. Ép nhân viên. Vừa chạy số, vừa đi học. Chuyện thế nào là do tụi mày sắp xếp. Nên học viên lên lớp ký tên xong thì điện thoại, nhắn tin, xin đi gặp khách tí,… là chuyện như cơm bữa ở nhiều doanh nghiệp. Thậm chí có cả tập đoàn đa quốc gia lớn mà học viên đến ngày đến giờ đặt đơn lên hàng thì cũng bỏ đi làm việc hết, mình cô giáo thầy giáo kiểu “ko trò đố mày dạy ai”.
3. Sợ bị nói là sếp mà ko quan tâm đến đào tạo. Ý kiến ý cò không khéo lại bị chửi tại sao không cho nhân viên đi học này nọ. Thôi thì im lặng là vàng.
Nếu các trưởng đơn vị xem đơn vị của mình là một công ty nhỏ trong một công ty lớn. Và công ty nhỏ của họ cũng phải có đủ bộ sậu chức năng nhiệm vụ, vận hành đúng kiểu 1 doanh nghiệp. Thử hỏi họ có cần đầu tư tâm trí sức lực tiền bạc cho hoạt động đào tạo không? Dĩ nhiên là có rồi.
Vấn đề là, làm sao trung tâm đào tạo bán được khóa học; và làm sao các đơn vị cử nhân viên đi học/mua khóa học thì sẽ quan tâm đến hiệu quả, tham gia vào hoạt động đào tạo nói chung và của riêng mình?
Tác giả: Đỗ Xuân Hoà

Share:

Bài viết liên quan

Leave A Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chúng ta đều trải qua những thời điểm khó khăn, mắc sai lầm, hoặc đôi khi nói những điều không...
  • Blog
  • 9 August, 2024
Động Lực Là Gì? Động lực là lý do tại sao một người làm điều gì đó. Nó là động...
  • Blog
  • 15 July, 2024
Thông Minh Cảm Xúc Là Gì? Có lẽ tất cả chúng ta đều biết có những người, trong công việc...
  • Blog
  • 14 July, 2024