Phần 12: Giảng Viên Nội Bộ 3C – Nghề Trainer

Làm thế nào để trở thành Trainer?

Nhiều bạn thấy anh Hòa đẹp trai làm trainer dạy kỹ năng mềm nom cũng oách, nói nhăng nói cuội 1 ngày kiếm được mấy chục triệu, nên inbox hỏi.

Câu hỏi quen thuộc là “làm sao để trở thành một trainer chuyên nghiệp giống anh Hòa?” 

Thật ra, hiếm khi nghe ai đó, kể cả các chương trình đào tạo Train the Trainer đình đám hiện có trên thị trường, nói tới chuẩn năng lực của một trainer dạy kỹ năng mềm trong doanh nghiệp. 

Và tất nhiên chẳng có trường đại học nào dạy cho mình nghề này cả. (Quản lý đào tạo còn chưa có mà vẫn đang xem là một tín chỉ nhỏ trong chương trình quản trị nguồn nhân lực, thì train the trainer chỉ có thể là một chứng chỉ sư phạm thế thôi).

Nên đa số trainer hiện nay đều là dân tay ngang. Có gốc gác từ một nghề gì đó, rồi trở thành trainer khi nào không hay.

Ví dụ Hòa từng làm chuyên viên ISO. Nhưng vì thích chia sẻ, mơ ước làm thầy giáo từ thuở còn ở truồng nên lớn lên có cơ hội thì chọn ngay làm trainer (dù đôi khi cũng thấy mình chọn dậy là sai).

Vậy rốt cục để trở thành trainer chuyên nghiệp, dạy kỹ năng mềm hay dạy chuyên môn nghiệp vụ gì thì cũng cần 3 chữ C này (bài mình viết trước đây: Giảng viên nội bộ 3C – Phần 2).

C1: Chuyên môn: 

Đây là năng lực lõi. Dạy kế toán thì dĩ nhiên phải rành và giỏi kế toán; nên thường thì bạn đang làm phòng nghiệp vụ nào thì sẽ đi dạy nghiệp vụ đó; nhưng bạn phải giỏi mới được. Thường chức vụ sẽ phản ánh độ giỏi, nhưng ko hẳn nhé. Nên chỗ nào đưa ra chức vụ để tuyển giảng viên nội bộ vì độ giỏi này thì sai lầm. Riêng trainer dạy kỹ năng mềm, bạn cần học 3 món: một là môn Hành vi tổ chức (nếu có thể thì nên học Quản trị kinh doanh để có kiến thức nền tảng của một doanh nghiệp); hai là học Tâm lý học (nhánh tâm lý học quản trị); ba là dạy kỹ năng mềm nào thì phải có kiến thức và trải nghiệm kỹ năng đó trong cuộc sống lẫn công việc. 

Ví dụ mình chuyên về kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Nhưng nếu khách hỏi về critical thinking thì mình đều giới thiệu cho đồng đội mình, vì mình không chuyên.

C2: Chuyên tâm

Có thể bạn đang là giảng viên kiêm nhiệm, vừa đang phải hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày, thi thoảng lên lớp hướng dẫn nghiệp vụ cho anh em đồng nghiệp; hay như mình là trainer chuyên nghiệp, thì đều cần chuyên tâm ở 2 điều:

– Nghiên cứu học hỏi không ngừng với tâm thế cởi mở. “Mình không thể dạy người khác những điều mà mình không có”, câu nói này đã quá đủ.

– Giữ cho mình niềm vui, yêu thích, động lực,… Vì nghề này cũng có nhiều thử thách chớ không chỉ có ánh đèn sân khấu lung linh. Ngay cả khi bạn “bị giao” nhiệm vụ đi dạy này và không thể từ chối thì cũng cố gắng tìm thấy ý nghĩa công việc. Nhưng nếu bạn thật sự không thể thích việc giảng dạy hướng dẫn như thế, nên trao đổi lại với sếp để bàn giao cho người khác.

C3: Chuyên nghiệp 

Tính “chuyên” thể hiện qua “chuẩn”. Mọi thứ diễn ra ở lớp học “có vẻ chuẩn” thì tự nhiên cảm thấy chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo 3 điểm chạm sau đây:

  • Chuẩn tài liệu 3Đ: Đẹp (thiết kế) + Đúng (chính tả) + Đơn giản (tối giản)
  • Chuẩn phong thái 2 Tự: Tự tin (không run sợ) + Tự nhiên (không gồng)
  • Chuẩn giảng bài: 3S: Sâu sắc +Sinh động + Sử dụng được

Ngoài ra, sẽ vô cùng thử thách, là thể hiện “chuẩn mực” trong đời sống và công việc. Rất nhiều Trainer bị mắc phải bẫy kiến thức “nói riết thì tưởng mình là những gì mình nói”. Nói đạo lý hoài rồi ngỡ mình sống có đạo nhưng thật ra không phải. Đấy, rất cẩn trong với điều này. 

Ngoài ra nữa, nói tới chuẩn thì cũng … tùy. Ví dụ chuẩn trang phục thì mỗi trainer mỗi kiểu. Có người khoác vest, nam thì cravat, nữ thì khăn thắt nơ nom rất 5 sao; nhưng cũng có trainer (kể cả lâu năm và đang dạy train the trainer luôn) lên lớp mặc mỗi chiếc áo thun cổ tròn quần jean, hoặc diện một cái đầm sát nách, thì cũng năng động.

Ngày xưa ở phổ thông và đại học cũng không yêu cầu thầy cô mặc đồng phục.

Nên bạn thấy phù hợp với bối cảnh, “dress code” nếu có, và thoải mái để triển khai lớp học là được. Sẽ thật khó khăn khi mình dạy lớp cả 100 học viên, phòng rộng cả 1000m2 mà bắt phải vest, sơ mi cài măng sét, hay giày cao gót, váy công sở,….

Ví dụ mình hay bị đổ mồ hôi nên rất muốn được mặc đồ thoải mái. Nhưng đôi khi phải “lên đồ” vì được yêu cầu thế. Có hôm đổ mồ hôi nhiều mất nước luôn chứ chẳng đùa.

Vậy nên mình cứ thoải mái xây dựng cho mình một phong cách với chuẩn mực riêng của mình. Bạn thấy đấy, bác Steve Jobs hay Mark Zuckerberg lên thuyết trình cũng chỉ mặc mỗi áo thun cổ tròn và quần jean. Thế thôi!

2000 thuật ngữ tâm lý học
2000 thuật ngữ tâm lý học

Cảm ơn bạn đã đọc bài dài.

Tác giả: Đỗ Xuân Hoà

 

Share:

Bài viết liên quan

Leave A Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chúng ta đều trải qua những thời điểm khó khăn, mắc sai lầm, hoặc đôi khi nói những điều không...
  • Blog
  • 9 August, 2024
Động Lực Là Gì? Động lực là lý do tại sao một người làm điều gì đó. Nó là động...
  • Blog
  • 15 July, 2024
Thông Minh Cảm Xúc Là Gì? Có lẽ tất cả chúng ta đều biết có những người, trong công việc...
  • Blog
  • 14 July, 2024